Có một điều có lẽ nhiều chị em phụ nữ hay bỏ qua đó là chăm sóc vùng kín. Chắc chắn rằng không phải chị em nào cũng biết tầm quan trọng của độ pH âm đạo? Thậm chí nhiều người vẫn chưa biết đến độ pH âm đạo là gì? Tại sao nhất định phụ nữ phải biết về độ pH Âm đạo? Nó ảnh hưởng như thế nào đến các căn bệnh phụ nữ? Hãy cùng Hyalosan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Độ pH là chỉ số xác định tính chất hóa học của dung dịch. Thang đo độ pH được chia từ 0 – 14. Chỉ số pH bằng 7 là trung tính, độ pH nhỏ hơn 7 được gọi là có tính axit và pH lớn hơn 7 là có tính kiềm.
Độ pH âm đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín. Nên nó còn được ví như là một người “vệ sĩ” giúp bảo vệ vùng kín tránh khỏi những tác nhân gây hại. Độ pH âm đạo cân bằng sẽ là điều kiện lý tưởng cho sự cân bằng của các vi khuẩn thường trú ở âm đạo.
Khi độ pH cân bằng sẽ kiểm soát được các tác nhân gây bệnh có bên trong vùng kín như: nấm, tạp khuẩn,… Hoặc ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như: trùng roi, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo.
PH cân bằng cũng là môi trường lý tưởng và hoàn hảo cho sự thụ thai.
Ngược lại, khi pH bị mất cân bằng cũng sẽ là lúc hệ vi sinh vật trong âm đạo bị mất cân bằng. Vùng kín sẽ mất đi khả năng bảo vệ. Nên sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây ra các bệnh viêm âm đạo.
Chỉ số pH âm đạo bình thường là từ khoảng 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Mức độ pH nằm trong khoảng này sẽ bảo vệ vùng kín của bạn tránh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Bên cạnh đó, độ pH bình thường ở âm đạo thay đổi theo từng giai đoạn sống của mỗi người. Trong độ tuổi từ 15 đến 49 của người phụ nữ, pH của âm đạo phải thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng độ pH bình thường có xu hướng cao hơn 4,5 vào thời điểm trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh.
Độ pH ở âm đạo bị mất cân bằng gây cho bạn nhiều khó chịu. Trước khi giải quyết triệt vấn đề bạn cần phải biết rõ nguyên nhân.
3.1 Thói quen thụt rửa âm đạo – Tác nhân gây mất ổn định pH vùng kín
Nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo để giúp vùng kín sạch sẽ và thơm tho hơn. Nhưng thực tế, việc làm này có thể khiến “cô bé” nặng mùi khó chịu hơn. Vì dùng các dịch chứa giấm hoặc baking soda. Nên việc thụt rửa âm đạo làm các chất hoá học và vi sinh vật vào sâu trong âm đạo, gây phá huỷ và mất cân bằng pH âm đạo.
3.2 Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Trong thời gian hành kinh, máu ở âm hộ có độ pH lên tới 7,4. Vì thế sẽ làm hỗn loạn độ pH mang tính axit của âm đạo. Lựa chọn loại băng vệ sinh không phù hợp cũng góp phần trong việc làm thay đổi tính axit trong âm đạo. Ngoài ra, thói quen đeo băng vệ sinh quá lâu có thể làm tăng pH cho “cô bé” vì độ pH máu cao hơn pH âm đạo. Gây nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn, bao gồm hội chứng sốc độc tố (TSS).
3.3 Mãn kinh – Cách cân bằng ph vùng kín
Khi bước vào thời kỳ mãn kinh thì nồng độ estrogen giảm gây ảnh hưởng đến độ pH ở âm đạo. Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng phụ nữ có xu hướng tăng độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có độ pH âm đạo trung bình là 5,3.
3.4 Sử dụng thuốc kháng sinh nguyên nhân làm mất ổn định pH của “cô bé”
Thuốc kháng sinh thường được dùng với mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nhưng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt bao gồm cả Lactobacilli trong âm đạo. Bởi vậy, dùng thuốc kháng sinh cũng có thể làm mất cân bằng độ pH cho vùng kín. Chúng ta nên cân nhắc khi sử dụng thuốc sao cho hợp lý.
3.5 Viêm âm đạo do vi khuẩn gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo
Khi số lượng vi khuẩn có trong âm đạo tăng quá mức sẽ xuất hiện hiện tượng viêm âm đạo do vi khuẩn. Điều này có thể gây ra sự gia tăng nồng độ pH âm đạo. Tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây ngứa, rát hoặc đau ở âm đạo. Nóng rát khi đi tiểu và dịch tiết có màu trắng hoặc xám.
3.6 Nhiễm trùng đường tiết niệu – Mất cân bằng pH vùng kín
Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay còn được viết tắt là UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu. Bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.
Bạn nên biết, bệnh UTI không gây tăng pH âm đạo. Nhưng độ pH cao có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển UTI. Nguy cơ mắc phải UTI thường cao trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì lúc này nồng độ estrogen thay đổi ảnh hưởng đến pH âm đạo.
Âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Độ pH bị mất cân bằng dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng khác có thể gây ra các triệu chứng như:
Vì một nguyên nhân nào đó khiến pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ của cơ thể kém hiệu quả hoặc mất đi. Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật có hại phát triển gây viêm nhiễm. Đồng thời viêm nhiễm phụ khoa lại tiếp tục khiến cho pH âm đạo mất cân bằng hơn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm ngày càng nặng hơn, hình thành vòng xoắn bệnh lý.
5.1 Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
5.1.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) vì pH vùng kín mất cân bằng
Viêm âm đạo do vi khuẩn – Bacterial vaginosis (BV) là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn. Khiến cho âm đạo có mùi khó chịu, dịch tiết âm đạo màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. BV cũng có thể dẫn đến ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể không có hại cho bản thân. Nhưng phụ nữ gặp tình trạng này tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, như HPV , virus herpes simplex và HIV.
5.1.2 Trichomonas (trich) do mất ổn định pH vùng kín
Nhiễm Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Nhiễm Trichomonas thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, nghiêm trọng hơn như HIV.
5.2 Gây bất lợi cho quá trình thụ thai
Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 đến 8,5. Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên. Chính vì vậy làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng giúp chúng có thể đi đến trứng. Nếu độ axit tăng quá nhiều, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản của của người phụ nữ.
Độ pH ở âm đạo thay đổi gây ra khó chịu và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý. Vậy là cách nào để giữ được pH cân bằng?
6.1 Giữ vệ sinh khu vực sinh dục đúng cách
Chị em có thể sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên biệt để làm sạch vùng kín có chứa các thành phần tự nhiên như nước hoa hồng, tinh chất lô hội, cúc La Mã… kết hợp với Collagen, vitamin E. Các thành phần này không chỉ giúp vùng kín sạch sẽ, dịu dàng và tỏa hương. Mà còn đánh bay tình trạng thâm sạm, xỉn màu, nhăn nheo, khô ráp, từ đó giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa vùng kín, kéo dài thanh xuân cho “cô bé”.
Giữ vệ sinh khu vực sinh dục đúng cách:
6.2 Mặc quần áo thoải mái
Lời khuyên cho bạn nên mặc đồ lót thoải mái. Hãy mặc đồ lót vừa vặn và có chất liệu cotton, đặc biệt là vào ban đêm. Tránh mặc quần lót quá chật, tránh các loại vải quần không có tính thấm cao. Đồ lót thoải mái sẽ giúp “cô bé” của bạn được thông thoáng và dễ thở hơn.
6.3 Thay băng vệ sinh thường xuyên
Lựa chọn băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh dành cho phụ nữ. Băng vệ sinh bình thường, tampon,…. Khi máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào một tampon hoặc miếng đệm. Nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo. Chính vì thế, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên.
Tampon là loại băng vệ sinh rất tiện lợi cho chị em phụ nữ. Nhưng tác hại nó mang lại cũng hết sức nguy hiểm. Vì nó sẽ làm kinh nguyệt không thoát ra ngoài được và bị giữ lại trong âm đạo một thời gian.
6.4 Tránh thụt rửa âm đạo
Âm đạo có cơ chế tự nhiên có thể tự làm sạch. Bạn chỉ rửa bên ngoài âm đạo bằng xà phòng nhẹ và nước khi bạn tắm. Việc thụt rửa làm thay đổi mức độ pH trong âm đạo. Vì khi bạn thụt rửa sẽ gây ra các vết trầy xước và thêm các chất trong dung dịch rửa sẽ gây tổn thương âm đạo.
Lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh, chị em cũng hãy tìm hiểu thật kỹ. Nên lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH 5 để không ảnh hưởng đến độ pH âm đạo.
6.5 Giữ cân bằng pH âm đạo qua chế độ ăn
Thực chất, thức ăn bạn ăn hằng ngày có ảnh hưởng lớn đến độ pH ở vùng kín. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt và uống thật nhiều nước. Sữa chua cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Nó chứa một lượng dồi dào probiotic. Là loại thực phẩm lý tưởng giúp duy trì sự cân bằng pH cho “cô bé”.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý không uống quá nhiều trà, cà phê và thức uống có ga. Thức ăn nhanh cũng không hề tốt cho âm đạo và cho cả sức khỏe nói chung của bạn nữa. Tuy nhiên, sự tác động này sẽ không kéo dài. Nó sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 ngày sau khi ăn. Một số thực phẩm không nên ăn như ăn đồ cay, hành tây, tỏi, thịt đỏ, sữa, măng tây, bông cải xanh hay rượu,…
6.6 Uống men vi sinh
Hệ sinh thái âm đạo của bạn đạt được sự cân bằng nhờ chủng lactobacillus chi phối. Khi bị mất cân bằng pH bạn nên bổ sung để lấy lại sự cân bằng.
Chính vì vậy, men vi sinh (probiotic) có thể khôi phục độ cân bằng của vi khuẩn lành mạnh cho hệ thống vùng kín.. Bạn có thể ăn một số thực phẩm cũng chứa men vi sinh như sữa chua, súp miso, món ngâm chua…
6.7 Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Khi quan hệ tình dục sẽ làm thay đổi độ pH trong âm đạo. Vì độ pH của tinh dịch từ 7,1 đến 8. Bao cao su không chỉ giúp hạn chế mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mà còn có thể ngăn ngừa tinh dịch và các chất lỏng khác phá vỡ mức độ pH trong âm đạo cân bằng.
6.8 Đi thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu viêm âm đạo
Độ pH âm đạo cao có thể liên quan tới một số tình trạng sức khỏe. Bao gồm vô sinh, sinh non và tăng nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).
Nếu có các triệu chứng liên quan âm đạo chị em nên đi khám bác sĩ. Không nên thụt rửa. Bởi càng thụt rửa càng làm mất độ pH âm đạo hơn. Tuỳ vào tình trạng âm đạo và độ pH lúc đó, bác sĩ sẽ kê toa và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Quan trọng nhất là chị em không nên tự ý mua thuốc hay thụt rửa, có thể khiến tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.
Hyalosan là một dòng sản phẩm sử dụng chăm sóc, làm đẹp và bảo vệ vùng kín của phụ nữ, được phát triển với tình yêu và sự trân trọng đối với phụ nữ của các nhà khoa học làm việc tại Dr Muller Pharma. Các sản phẩm mang thương hiệu Hyalosan xứng đáng được vinh danh là sản phẩm dược mỹ phẩm công nghệ cao, khi đã áp dụng những nguyên lý khoa học nhất trong chăm sóc, bảo vệ vùng kín, cũng như những công nghệ hiện đại của thế giới vào chiết xuất hoạt chất và bào chế sản phẩm.
Thành phần của Hyalosan wash gel an toàn, phù hợp với vùng kín
Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên, Hyalosan wash gel có hiệu quả cao với công dụng là vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, hai acid quan trọng nhất đối với vệ sinh và dưỡng ẩm vùng kín đều có trong sản phẩm Hyalosan wash gel, đó là Acid hyaluronic và Acid lactic.
Với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên. Nó có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của chính nó, tăng cường tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín của sản phẩm.
Thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash gel đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín. Thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển. Đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa.
Độ pH được thiết kế lý tưởng là 4.5, minh bạch trên bao bì
Độ pH âm đạo bình thường ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải, môi trường này giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho hại khuẩn phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, hoặc thường ghi chung chung là có độ pH phù hợp với vùng kín, nhưng vẫn không nêu rõ độ pH của mình là bao nhiêu. Dung dịch vệ sinh Hyalosan wash gel là một trong số ít sản phẩm minh bạch độ pH trên bao bì sản phẩm là 4.5, được coi là độ pH lý tưởng cho vùng kín.
Với độ pH siêu chuẩn quốc tế cho vùng kín là pH 4.5, Hyalosan wash gel còn có tác dụng tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.
Hyalosan wash gel với thiết kế hộp 200ml, sử dụng hàng ngày, với trường hợp viêm phụ khoa có thể sử dụng 2-3 lần/ngày với các bước sau:
– Bước 1: Rửa nhẹ vùng kín bằng nước sạch.
– Bước 2: Cho ra tay khoảng 2ml gel, xoa nhẹ các mép và chút bên trong vùng kín. Có thể vệ sinh cả phần hậu môn thì càng tốt. Vi khuẩn từ hậu môn cũng là nguồn nhiễm sang vùng kín phụ khoa.
– Bước 3: Giữ nguyên gel như vậy, đi tắm. 5-10 phút tắm xong, rửa lại nhẹ bằng nước sạch.
Sản phẩm được phân phối và tiếp thị bởi công ty TNHH Trust Me, hiện đang được bày bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc.
Truy cập website https://hyalosan.vn/ hoặc gọi đến hotline 0915 243 926/ 0902 912 922 để được tư vấn và đặt mua sản phẩm.