Vùng kín có mùi hôi sau chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn lo lắng, liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý? Thực chất, mùi hôi này xuất phát từ dịch tiết âm đạo, bạn hãy tự kiểm tra xem bản thân có đang gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây không nhé!
Phát hiện dấu hiệu bất thường của vùng kín
Theo bạn, đâu là vùng kín có mùi bình thường và vùng kín có mùi hôi sau chu kỳ kinh nguyệt? Thực chất, mùi của âm đạo là chuyện bình thường mà người phụ nữ nào cũng có. Tùy theo từng cơ địa, cách ăn uống và vệ sinh thì mỗi người sẽ có một mùi đặc trưng khác nhau. Loại trừ trường hợp bạn dùng nước hoa vùng kín thì cho dù bạn có cố gắng làm sạch như thế nào thì cũng không thể hết mùi. Vấn đề mùi vùng kín không nên quá lo ngại. Chúng không hôi, nồng và vẫn bình thường đều đặn thì bạn không nên quá tự ti. Đôi khi, mùi đặc trưng của vùng kín còn khiến bạn tình trở nên hưng phấn hơn.
Tuy nhiên, vùng kín có mùi hôi sau kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý về vấn đề vệ sinh và sức khỏe vùng kín. Nếu như tình trạng này kéo dài, ngày càng nặng mùi hơn, kèm theo những triệu chứng lạ khác, bạn nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế. Bởi rất có thể vùng kín có mùi hôi sau kỳ kinh nguyệt đang cảnh báo bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Vùng kín có mùi hôi sau kỳ kinh nguyệt kèm theo khí hư bất thường
Để nhận biết được tình hình sức khỏe phụ khoa khi vùng kín có mùi hôi sau kỳ kinh nguyệt, bạn hãy chú ý đến màu sắc của khí hư. Một số trường hợp thường gặp ở phụ nữ như sau:
Khí hư màu nâu, có mùi hôi
Thông thường, vào ngày cuối cùng của chu kỳ kinh, máu sẽ tiết ra ít hơn. Màu máu màu đỏ rồi sẽ nhạt dần và cuối cùng sẽ chuyển sang màu nâu nhạt. Lý giải điều này là do còn một chút máu bên trong sót lại, chúng lẫn vào với huyết trắng. Lúc này, vùng kín có thể có mùi như gỉ sắt. Đây là hỗn hợp mùi do nước tiểu hoặc dùng băng vệ sinh trong thời gian dài.
Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu này không quá đáng lo ngại. Sau một vài ngày vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thông thoáng, màu sắc khí hư chuyển về trạng thái bình thường. Mùi hôi này cũng sẽ giảm dần và biến mất.
Vùng kín có mùi hôi chua và khí hư màu trắng đục
Màu sắc của dịch tiết âm đạo thường phản ánh tình trạng sức khỏe sinh lý của phụ nữ. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, dịch tiết âm đạo có màu trắng trong. Tính chất hơi dai và lỏng, không tiết ra quá nhiều, không có mùi hôi. Tuy nhiên, khi dịch tiết ra màu trắng đục, có vón cục và có mùi hôi chua thì rất có thể bạn đã nhiễm phải nấm men Candida albicans. Nhiễm nấm này sẽ có một vài biểu hiện bao gồm như sau:
Biểu hiện này xảy ra khi môi trường pH trong âm đạo bị thay đổi. Dễ khiến cho nấm men phát triển và gây mất cân bằng sinh lý tự nhiên của vùng kín.
Vùng kín có mùi tanh và khí hư màu trắng hoặc xám
Đây là một triệu chứng bất thường của vùng kín. Bạn chớ nên chủ quan khi nhận ra dấu hiệu này. Nếu sau kỳ kinh nguyệt âm đạo tiết ra khí hư màu xám và mùi tanh thì rất có khả năng bạn bị viêm âm đạo. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra. Trường hợp này nếu kèm theo triệu chứng nóng rát thì có thể là vi khuẩn Chlamydia.
Khi gặp triệu chứng này, bạn hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để xác định chính xác nguyên nhân. Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Nhằm tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn đến sức khỏe.
Khí hư màu xanh, có mùi hôi
Khí hư có mùi hôi và màu xanh đặc gần trông giống như đờm và nặng mùi là dấu hiệu cảnh báo bị viêm lộ tuyến tử cung. Đã có rất nhiều chị em có dấu hiệu bệnh như vậy. Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như sau:
Bệnh thường xảy ra ở những người đã từng mang thai. Số khác có thể do nhiều lần nạo phá thai hoặc những người có hành vi giao hợp quá thô bạo. Đây cũng là những nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc viêm cổ tử cung cao hơn.
Khí hư màu vàng đặc và có mùi hôi nồng
Nếu huyết trắng màu vàng, sủi bọt kèm theo mùi hôi khó chịu kéo dài nhiều ngày thì rất có thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu. Đây là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở phụ nữ. Bởi vì vi khuẩn lậu cầu sẽ từ từ xâm nhập tới ống dẫn trứng. Chúng trực tiếp đe dọa đến khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ.
Cũng giống như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh này xuất phát từ thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ của phụ nữ. Đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có những biểu hiện rất khó chịu. Cụ thể như: khí hư ra nhiều, màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo… và nghiêm trọng hơn, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ.
Chắc hẳn nhiều chị em chưa biết đến triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu. Khi mắc bệnh này, âm đạo có mùi hôi, khí hư tiết nhiều đặc như mủ có màu vàng. Kèm theo triệu chứng hôi, ngứa là biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng nhiều và sốt.
Một trường hợp khác là có thể bạn bị nhiễm Trichomonas. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục với người bị nhiễm vi khuẩn Trichomonas vaginalis.
Với phụ nữ, các triệu chứng bao gồm: âm đạo có màu đỏ, ngứa ngáy, dịch tiết màu trắng vàng có bọt, đau đớn khi tiểu tiện hay giao hợp. Nếu điều trị kịp thời, việc nhiễm ký sinh trùng trichomonas không gây nên các mối lo ngại. Nhưng nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Trichomonas có thể bị sinh non. Ngoài ra, trẻ đẻ ra bị thiếu cân, gia tăng rủi ro nhiễm trùng khung chậu ở người mẹ và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Mẹo giảm vùng kín có mùi hôi sau chu kỳ kinh nguyệt
Nếu như bạn đã có kết luận về nguyên nhân gây ra mùi hôi vùng kín không phải do bệnh lý và chỉ mất đi sau vài ngày, thì có thể áp dụng mẹo giảm mùi hôi vùng kín tại nhà. Cụ thể như sau:
Đối với phụ nữ, không chỉ sau kì kinh nguyệt mà hàng ngày cũng nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhất là sau khi đi tiểu, trước và sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt là vào những ngày nhạy cảm như ngày kinh, hãy thay băng vệ sinh thường xuyên. Đồng thời, hãy lựa chọn quần lót phù hợp, thông thoáng.
Lợi khuẩn không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn rất tốt cho hệ vi sinh vật tại âm đạo. Các lợi khuẩn probiotic được bổ sung sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn trong âm đạo. Bạn hãy bổ sung probiotic để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng âm đạo, đặc biệt là nhiễm trùng nấm men ở âm đạo. Nhờ đó mà ngặn chặn mùi hôi vùng kín hiệu quả.
Thành phần của Hyalosan wash gel an toàn, phù hợp với vùng kín
Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên, Hyalosan wash gel có hiệu quả cao với công dụng là vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, hai acid quan trọng nhất đối với vệ sinh và dưỡng ẩm vùng kín đều có trong sản phẩm Hyalosan wash gel, đó là Acid hyaluronic và Acid lactic.
Với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên. Nó có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của chính nó, tăng cường tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín của sản phẩm.
Thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash gel đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín. Thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển. Đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa.
Độ pH được thiết kế lý tưởng là 4.5, minh bạch trên bao bì
Độ pH âm đạo bình thường ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải, môi trường này giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho hại khuẩn phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, hoặc thường ghi chung chung là có độ pH phù hợp với vùng kín, nhưng vẫn không nêu rõ độ pH của mình là bao nhiêu. Dung dịch vệ sinh Hyalosan wash gel là một trong số ít sản phẩm minh bạch độ pH trên bao bì sản phẩm là 4.5, được coi là độ pH lý tưởng cho vùng kín.
Với độ pH siêu chuẩn quốc tế cho vùng kín là pH 4.5, Hyalosan wash gel còn có tác dụng tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.
Vùng kín có mùi hôi sau chu kỳ kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng trên kéo dài quá 1 tuần thì bạn nên đi kiểm tra sớm để phát hiện những bất thường xảy ra với cơ thể mình và điều trị kịp thời.